Người mới tập sáo có
1. Không tập lung tung quá nhiều bài lẫn lộn
2. Không lạm dụng kỹ thuật khi chưa thành thục
3. Không phụ thuộc vào cảm âm
Cảm âm sáo trúc hiện nay vẫn cực kỳ phổ biến, việc chơi sáo với cảm âm giúp người chơi thuận tiện hơn khi luyện tập rất nhiều. Không thể phủ nhận lợi ích của việc tập sáo trúc với cảm âm tuy nhiên dân chơi sáo chuyên nghiệp lại rất hiếm khi và hầu như ko dùng cảm âm khi tập sáo.
3.1 Rắc rối & máy móc
Nguyên nhân khi tập cảm âm mà ít người chơi sáo trúc chuyên nghiệp sử dụng cảm âm luyện tập đa phần do “cảm âm sáo trúc không thể hiện được các phần khác của bản nhạc ngoài duy nhất một thứ đó là note nhạc. Bạn có thể thấy ngay như sau: Cảm âm bèo dạt mây trôi có câu bắt đầu: “Đồ Đồ Sol Mi Fa Sol “ – người chơi biết được các note trong câu hát ứng với note bấm nào trên cây sáo trúc tuy nhiên lại không biết được các kỹ thuật diễn tấu như luyến ngón nào, đánh lưỡi note nào, rung hơi chỗ nào..
Cảm âm sáo trúc không giống như bản nhạc (sheet nhạc), cảm âm không diễn tả được các kỹ thuật cho người tập luyện sáo trúc. Nếu có thì phải diễn đạt một cách rất máy móc. Vẫn đối với thí dụ trên, mình viết kỹ thuật trong cảm âm sẽ giống như:
Cảm âm ban đầu: Đồ Đồ Sol Mi Fa Sol
Cảm âm có mô tả kỹ thuật: Đô Đô(rung hơi) _ luyến lên_Sol Fa_Mi_Fa Fa_Sol(ngân+rung)…
Bạn có thể thấy phần mô tả kỹ thuật khiến bản cảm âm trông rất rắc rối & khó học.. Muốn tập được hoàn chỉnh một bài quả thực là khó khăn.
3.2 Khó diễn được trên sân khấu
Một điều cực kỳ quan trọng, người chơi sáo hầu như đều có mục tiêu biểu diễn được bài hát mình yêu thích trên sân khấu, nhưng khi tập với cảm âm hay beat karaoke cảm âm thì khiến cho chúng ta bị phụ thuộc vào video beat sáo nhiều. Khi tập biểu diễn ghép beat, nhiều bạn tập sáo gặp vấn đề đó là không nhìn vào video beat karaoke sáo trúc thì không thể chơi được, hoặc thổi một đoạn là bị vấp, chệch beat, chệch note…
Nguyên nhân chủ yếu do khi tập với cảm âm người chơi hiếm khi giữ được nhịp phách. Khi vào beat không bắt được chuẩn nhịp phách mà lại phụ thuộc quá vào đọc cảm âm chữ chạy rồi chơi theo.. – giống như hát karaoke, khi chúng ta có karaoke nhìn vào màn hình thì hát được cả bài còn không nhìn thì lại rất dễ bị quên lời nhạc @@
KL
Tuy nói rằng cảm âm sáo trúc có nhiều nhược điểm nhưng không phải nói các bạn không / đừng bao giờ tập cảm âm. Mình chỉ nêu ra giúp mọi người hiểu trước một số vấn đề có thể xảy ra nếu phụ thuộc quá nhiều vào cảm âm sáo trúc. Có rất nhiều bài hát không có sheet nhạc, không có sheet cảm âm, chúng ta vẫn cần cảm âm để tập bài nhưng hãy tập theo một cách hiệu quả nhất bạn nhé! Trên đây là một số vấn đề khi tập sáo cũng như kinh nghiệm của người chơi sáo lâu năm giúp các bạn tập sáo tốt hơn. Chúc bạn tập sáo vui, nhanh tiến bộ…
Có khó khăn khi tập sáo cứ đặt câu hỏi, Ad sẽ làm video hoặc trả lời các bạn qua bài viết nhé..