A. Tone sáo là gì?

Tone (hay tông) được hiểu là note nhạc thấp nhất trên cây sáo ngang việt nam. Ví dụ: sáo tone đô là cây sáo có thể chơi được nốt nhạc thấp nhất là note Đô (C5 – trên thang âm piano). Tương tự sáo tone La là cây sáo có thể chơi được nốt nhạc thấp nhất là note La (A4 – trên thang âm piano)
Tone sáo giúp người chơi có thể phân biệt các loại sáo cũng như lựa chọn cây sáo phù hợp nhất để diễn tấu các bài hát, hòa tấu cùng dàn nhạc sao cho đúng giai điệu tạo nên một bản nhạc hay.

B. Có bao nhiêu tone sáo hiện nay

Như đã đề cập, tone sáo là cách gọi tên cây sáo theo note nhạc thấp nhất mà cây sáo có thể chơi được, vì vậy có bao nhiêu note nhạc là có bấy nhiêu tone sáo. Chúng ta có 7 note nhạc cơ bản là Đô – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si tương ứng với 7 tone sáo ngang cơ bản. Tuy nhiên vì khi chế tác cũng như điều chỉnh, các tone sáo được sắp xếp hơi ngược thứ tự đồng thời cũng phát snh các cây sáo có tên gọi giống nhau nhưng cao độ khác nhau. Cụ thể như sau

7 tone sáo phổ thông là:
Sáo Fa trầm, Sáo Sol trầm, Sáo La trầm, Sáo Si, Sáo Đô, Sáo Rê, Sáo Mi
Các tone sáo đặc biệt là
Sáo Si giáng (Bb4), Sáo Sol thăng (G#), Sáo Đô thăng (C#), Sáo Rê thăng (D#), Sáo Fa cao, Mi cao, Sáo Sol cao…

Tất cả các tone sáo đều có sự khác biệt nhất định, chơi các giọng khác nhau và sử dụng tùy theo bài hát, trường hợp diễn tấu khác nhau.

Tone sáo nào là phổ biến nhất

Nếu sắp xếp các tone sáo theo mức độ phổ biến được nhiều người sử dụng chúng ta có một thứ tự như sau (tham khảo)
Đô (C5) => La trầm (A4) => Si giáng (Bb4) => Sol trầm (G4) => Si (B4) => Fa trầm (F4)…
Bạn đọc có thể dễ thấy rằng các tone sáo phổ biến nhất cũng chính là các tone ở giọng đô trưởng, la thứ,.. là các giọng gam được sử dụng trong nhiều bài hát nhất hiện nay.

Có thể sử dụng sáo để chơi các tone nhạc khác nhau được không?

Hoàn toàn có thể.

Theo như cách chơi sáo phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là sử dụng cảm âm để chơi thì các cây sáo hoàn toàn có thể sử dụng để chơi cùng 1 bài hát được. Ví dụ bài hát Bèo dạt mây trôi được viết ở giọng Fa trưởng (có note si giáng) có thể sử dụng sáo Đô để chơi, cũng có thể dùng sáo Sol trầm để chơi thì sẽ đúng beat. Hoặc nếu thích bạn có thể dùng bất cứ cây sáo nào bạn có để chơi cũng đều được hết, chỉ cần bạn biết cách xác định bài hát thuộc tone giọng gì, chỉnh beat nhạc và thế bấm cho phù hợp nhất là hoàn toàn có thể chơi được nhé.

Tuy vậy mình vẫn khuyến khích các bạn chơi ở beat gốc hoặc beat nhạc cho sáo trúc bởi vì mỗi bài hát được sáng tác & phối nhạc đều mang một giai điệu riêng để thể hiện phù hợp nhất ý tưởng của tác giả. Khi chơi với sáo đúng tone cũng giống như ca sĩ thể hiện đúng giọng điệu, đúng cảm xúc, bài hát của bạn mới đạt được điểm cao nhất trong lòng người nghe.

4.7/5 - (4 votes)
Tag:

Mạnh Sáo - Admin STHK

Mình chơi sáo từ năm 2012 đến nay. Đam mê của mình là được hướng dẫn mọi người luyện tập sáo trúc, mang đến các sản phẩm sáo trúc tốt nhất đến tay bạn bè đam mê trên toàn quốc.

Cảm ơn mọi người đã ghé thăm website – Cùng kết nối với mình nhé!!!

Sản phẩm dành cho bạn

Bài viết liên quan

Knowledge about Vietnamese Bamboo Flute

Knowledge about Vietnamese Bamboo Flute

The Vietnamese bamboo flute, known as "sáo trúc," stands as a quintessential symbol of the country's rich cultural heritage and musical tradition. Its history is deeply intertwined with the cultural fabric of Vietnam, reflecting the nation's resilience, creativity,...

Cảm Âm Vùng Lá Me Bay Sáo Trúc & Sheet Nhạc

Cảm Âm Vùng Lá Me Bay Sáo Trúc & Sheet Nhạc

Vùng Lá Me Bay - Bản nhạc buồn nhẹ nhàng Bài hát Vùng Lá Me Bay Cảm Âm được sáng tác trong bối cảnh chiến dịch "Mùa hè đỏ lửa" tại miền Trung, kéo dài từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến ngày 31 tháng 3 năm 1973, vốn là một trong những chiến dịch kéo dài giữa Quân lực...

Có thể bạn quan tâm