Sáo trúc là một nhạc cụ thuộc bộ hơi. Hình ảnh chú bé thổi sáo trên lưng trâu ở vùng quê từ xa xưa là một biểu tượng về sáo trúc Việt Nam.
Sáo trúc gắn liền vùng quê với những giai điệu dân gian, câu hò, điệu lý, tại các lễ hội ,sân khấu của người dân Việt Nam. Đặc biệt sáo trúc là nhạc cụ không thể thiếu trong Sân khấu Chèo, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền
Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang và là một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của dân tộc,thường được làm bằng Trúc hoặc Nứa
Ngoài ra sáo trúc là một nhạc cụ rất quan trọng trong nhã nhạc cung đình Huế, một thể loại nhạc cung đình thời phong kiến được biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện tôn nghiêm, trang trọng của Vua, Chúa thời phong kiến.
Sáo trúc có âm thanh trầm bổng, du dương, là loại nhạc cụ dân tộc được khá nhiều người yêu thích và tìm cách học thổi. Sáo trúc xuất hiện nhiều trong văn thơ Việt Nam. Từ xưa đến nay đã gắn bó với đời sống tinh thần, văn hóa của người Việt. Vật liệu làm sáo trúc thường là tre hoặc trúc. Đường kính khoảng 1,5cm và chiều dài 30cm.
Sáo trúc diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc, âm vực rộng trên hai quãng tám. Âm sắc của nó trong sáng, vui tươi gợi mở khung cảnh đồng quê yên bình của nước ta.
Sáo trúc có thể độc tấu hoặc hòa tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng, cổ truyền, thính phòng, nhạc nhẹ.
Tìm hiểu về sáo trúc 6 lỗ
Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.
Loại sáo thường được học là sáo ngang. Gọi sáo ngang để phân biệt với tiêu thổi dọc. Sáo trúc thuộc bộ hơi.
Cấu tạo
Sáo trúc gồm:
1 lỗ thổi hơi tạo âm thanh nằm ở trên đầu sáo. 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm. Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.
Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm. Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.
Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanh theo nguyên tắc: Bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống. Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn.
Người ta kể: Cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơi thấy một con ong đục thủng một lỗ trên giông trúc. Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai. Sơn nhân bèn nảy ra ý định chế tạo cây sáo. Vì thế mà tiêu sáo làm say đắm lòng người.
Khả năng
Sáo ngang được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, song tấu, đệm cho hát chèo, đệm ngâm thơ, ca Huế, cải lương… Nó cũng có thể vừa hòa tấu với những dàn nhạc mới.
Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8. Có nghĩa có thể thổi nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và thêm một số âm cao nữa.
Âm sắc
Mỗi loại sáo có âm sắc khác nhau.
- Sáo Đô, sáo Sol cao tiếng lanh lảnh, reo vui, réo rắt. Sáo có màu sắc cao dễ giả làm tiếng chim kêu, tiếng gà gáy…
- Sáo La, Sáo Sol tiếng lại êm như nhung, mềm như lụa.
Loại nhạc cụ này có thể diễn tấu được những câu nhạc chậm rãi, buồn lả lướt nhưng cũng có thể diễn tả được những đoạn nhanh, ríu rít. Như vậy, sáo trúc có thể diễn tả được các cung bậc cảm xúc phấn khởi, vui tươi, yêu đời, buồn đau, bi thương, tang tóc, tiếc nuối…
Tổng kết
Sáo, còn được gọi Sáo Trúc (“Sow Trook” [ʂǎːw ʈʂǔkp]), là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng Sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo khác nhau. Ở Việt Nam Sáo Ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Sáo Ngang lúc đầu có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng về sau không còn được sử dụng. Loại Sáo Ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà Sáo có thể phát ra.
Mỗi loại Sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại Sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số Sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân Sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.
(Sưu tầm)